Chất gây nghiện và sự lệ thuộc vào chất gây nghiện đã trở thành vấn đề cần giải quyết của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chất gây nghiện khi lạm dụng sẽ có thể khiến con người dần trở thành bị lệ thuộc vào chúng (hay còn gọi là nghiện) và từ đó mất kiểm soát nhận thức và hành vi gây tác động tiêu cực tới bản thân, gia đình và xã hội. Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng chất gây nghiện ngày càng gia tăng và các hình thức gây nghiện mới càng ngày càng đa dạng. Bên cạnh cách hình thức gây nghiện mới như ma túy, heroin, thuốc lá, rượi bia, ma túy đá…thì trong những năm gần đây, trong giới trẻ còn xuất hiện một số hình thức gây nghiện mới đáng báo động như: hít keo, hút shisha, hút cỏ, tác hại của các hình thức gây nghiện này cũng không thua kém các hình thức gây nghiện cũ, thậm chí còn ghê gớm hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm trí nhớ, rối nhiễu tâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động và nguy hiểm nhất là mắc các bệnh cơ hội hoặc nhiễm HIV/AIDS. Lúc này, việc nghiện không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người sử dụng mà còn có khả năng lây lan bệnh sang người khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.
Nhằm tuyên truyền học sinh trong công tác phòng chống ma túy và các chất gây nghiện, cũng như cung cấp cho các em học sinh kiến thức kỹ năng để nhận biết được tác hại của các hình thức gây nghiện mới đối với bản thân, gia đình, xã hội từ đó phòng tránh, nói không với các hình thức gây nghiện mới. Học sinh trường Song ngữ Lạc Hồng được tham dự chuyên đề: “ Các hình thức gây nghiện mới ở thanh thiếu niên”. Tham dự buổi chuyên đề nhiều học sinh đã được gia tăng thêm kiến thức của mình về các vấn nạn xã hội nói chung và các hình thức gây nghiện mới ở thanh thiếu niên ở học sinh nói riêng giúp các em tự bảo vệ được bản thân trước vô vàn cám dỗ của xã hội.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi chuyên đề: